Người Viết : ViKiMi Editor

Dấu ấn lịch sử và văn hoá tâm linh gìn giữ đất nước văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam !
Đến với thủ đô Hà Nội nhiều người luôn nghĩ đến những nơi như Văn Miếu Quốc Tử Giám hoặc Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột… Nhưng cũng có một ngôi chùa mà người dân Việt Nam luôn biết đến tên hoặc ít nhất có những bài học, câu chuyện liên quan đến ngôi chùa này. Một ngôi chùa gắn liến với lịch sử gìn giữ đất nước của dân tộc. Ngôi chùa đã có những biến có thăng trầm như hình ảnh của một Việt Nam lịch sử gìn giữ gắn liền bảo vệ dân tộc, đất nước.
Chùa Trấn Quốc với hơn 1500 năm tuổi, một ngôi chùa với thiên niên đại đã hơn cả âm vang một nghìn năm. Chùa Trấn Quốc có tuổi đời lịch sử lâu đời hơn bất kỳ một di sản nào còn lại trên đất nước Việt Nam. Ít ai biết ban đầu Ngôi chùa được xây dựng từ thời tiền Lý ( Lý Nam Đế, 541 – 547 ) tại thôn Y Hoa, gần bờ Sông Hồng. Sau này chùa Trấn Quốc được di chuyển về vị trí như ngày nay trong đê Yên Phụ, trên nền cũ cung Thuý Hoa ( thời nhà Lý ), và điện Hàn Nguyên ( thời nhà Trần ).

Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, với ý nghĩa tên như vậy nên chùa là một hình ảnh dựng nước ngàn xưa của một dân tộc Việt đầy hào hùng. Chùa Trấn Quốc nằm trên một đảo nhỏ phía đông của Hồ Tây, Chùa có sự kết hợp giữa uy nghiêm cổ kính, linh thiêng và văn hoá hài hoà Nhân Văn của dân tộc. Chùa Trân Quốc như một đại diện tâm linh mang tinh thần của cả dân tộc, là nơi hội tụ tâm linh cho rất nhiều tầng lớp người dân. Đặc biệt với những con người đam mê tìm hiểu lịch sử và cả cung cách hình thành nên một nền tảng cho cốt cách khí chất hào hùng qua bao lớp hùng anh. Đến với ngôi chùa uy nghiêm này tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, như tìm lại những giá trị làm tôn nghiêm, nghiêm trang cho con người. Có lẽ chính vì vậy đây là một địa điểm thu hút rất nhiều khách thập phương ghé thăm Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Chùa Trấn Quốc được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới. Với một bề dày lịch sử tồn tại lâu đời, và ý nghĩa văn hoá là ngôi chùa Khai Quốc, ngôi Chùa Trấn Quốc được bạn bè thế giới xem là “đẹp đến khó tin”; đây là đánh giá của thời báo Wanderlust.
Vì vẻ đẹp có được cũng như vị trí ngự trị trong nền tôn giáo chung của con người, chùa Trấn Quốc là nơi nhiều du khách ghé thăm và thắp nén hương tâm nguyện. Chùa Trấn Quốc từ ngàn xưa cũng là nơi các vị vua, chúa tới dâng hương cầu xin sự bình an cho quốc thái, phát triển thịch trị, dân dân muôn nơi hưởng thái bình. Sự duy trì về ý nghĩa tâm linh đặc biệt khiến trong tâm tưởng mỗi du khách đều muốn mang cho mình một sự may mắn, bình an khi tới đây; dù mỗi con người có thể mang một màu sắc tôn giáo khác nhau.

Kết cấu xây dựng ngôi chùa này được thực hiện theo đúng quy tắc chặt chẽ của Phật giáo, gồm có Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối lại thành chữ Công (工). Tiền đường hướng về phía Tây như hướng về Tây Thiên, nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Phía sau thượng điện là gác Chuông nằm trên trục sảnh đường chính.
Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ có từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).

Tìm đến với Chùa Trấn Quốc mỗi người cũng được thêm rất nhiều điều may mắn như được hưởng một trí tuệ và hanh thông các khai quan trong con người nhờ sự uy nghiêm của ngôi chùa. Đây cũng là một ý nghĩa tâm linh vô cùng độc đáo. Và hình ảnh này được thấy rõ nét trong văn hoá truyền thống của dân gian dân tộc Việt Nam. Cây Bồ đề được trồng trong khuôn Viên chùa cũng mang một ý nghĩa quan trọng thiêng liêng như vậy. Cây được trích ra từ cây Đại Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật Thích Ca hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ – nơi Đức Phật ngồi tu và đạt được giá ngộ.
Có một điều đặc biệt nữa cũng ít người biết đến đó là sau nhiều thế kỷ xây dựng và trùng tu, vào năm 1998 gần đây thì Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen mới được cho xây dựng. Bảo tháp có 11 tầng, mỗi tầng tháp có 6 ô của hình vòm, trong mỗi mặt đặt một bức tượng Phật bằng đá quý.
Đỉnh Tháp có một đài sen chín tầng được gọi là cửu Phẩm Liên Hoa cũng bằng đá quý, đem lại sự linh thiêng đặc biệt cho ngôi chùa Trấn Quốc.


Trên cửa chùa được ghi ba chữ “Phương Tiện Môn”; và còn có 2 câu đối bằng chữ Nôm :
v Vang tai xe ngựa qua đường tục
v Mở mặt non sông đứng của thiền
Với những giá trị đã ghi giữ ngàn đời như vậy, chùa Trấn Quốc mang vẻ khai nguyên Khai Quốc càng giúp bạn bè bốn phương và thập khách biết đến lịch sử đậm đà ngàn năm Văn Hiến của một Hà Nội, của Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc nơi hội tụ tâm linh của dân tộc, mang vẻ đẹp hồn hoa của Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.