Người Viết : ViKiMi Editor

Ai ai trên đời mà không muốn tìm tòi khám phá những điều thiêng liêng dị biệt. Hoặc chí ít không mong muốn vượt qua tất cả những kì lạ thách thức, chinh phục tất cả những bí mật lạ ký trên thế giới. Điều đó thôi thúc bao nhiêu chuyến đi, bao nhiêu hành trình tới những miền đất mới. Nhắc đến cả nghìn năm lịch sử của con người, càng biết bao nhiêu kí ức, bao nhiêu di chứng được ghi lại. Những ghi chép đấy chỉ là bí mật với đôi mắt trần tục, có những chuyện như hoang đường ma có những chuyện lại như được dựng lên. Khám phá vốn là bản năng, tìm đến và khám phá ải Chi Lăng, hay còn gọi là Ải Quỷ Môn Quan đã là điều ma nhiều người vẫn ước muốn.
Sách Đại Nam nhất thống chí có chép rằng: “Cửa quan Quỷ Môn – ở phía nam châu Ôn (Lạng Sơn), thuộc địa phận xã Chi Lăng. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể uống, hình thế hiểm ác, có đá như đầu ma đầu quỷ, nên đặt tên như vậy.”
Ải Quỷ Môn Quan thuộc địa phận Xã Chi Lăng, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Qua biết bao đời thế hệ bao con người, nơi đây là quan ải chống giặc ngoại xâm của ngươi Việt. Ải Quỷ Môn Quan khi đi có mười người khi quay về chỉ còn 1. Xương trắng chất đầy đồng, một nơi hãi hùng và đáng sợ. Con người có tới đây ma chẳng biết về có vẹn toàn không. Con đường đi xứ cống nạp cho các triều đại Trung Quốc, và đây cũng là nơi giao tranh ác liệt khiến cho mạng người phải bỏ xuống. Binh đao nối đời này sang đời khác, nhằm thoả mãn ý đồ mở mang lãnh thổ của triều đại Trung Quốc. Các cuộc chiến tranh xảy ra tại đây vô cùng khốc liệt, từ khi đất nước Việt Nam được lập ra cho đến tận lịch sử hiện đại.
Cửa ải Quỷ Môn Quan là địa danh khốc liệt với chiến công hào hùng chống giặc phương bắc giữ nước của người Việt. Không chỉ hãi hùng bởi tên gọi mà nơi đây còn đi vào thơ ghi tạc chẳng mòn.
Bài thơ : QUỶ MÔN QUAN – Đại thi hào Nguyễn Du
鬼門關
連峰高插入青雲,
南北關頭就此分。
如此有名生死地,
可憐無數去來人。
塞途叢莽藏蛇虎,
布野煙嵐聚鬼神。
終古寒風吹白骨,
奇功何取漢將軍。
Quỷ Môn quan
Liên phong cao sáp nhập thanh vân,
Nam bắc quan đầu tựu thử phân.
Như thử hữu danh sinh tử địa,
Khả liên vô số khứ lai nhân.
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ,
Bố dã yên lam tụ quỷ thần.
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân.
Dịch nghĩa
Núi liên tiếp, cao vút tận mây xanh.
Nam bắc chia ranh giới ở chỗ này
Là nơi nổi tiếng nguy hiểm đến tính mạng.
Thương thay, bao nhiêu ngươì vẫn phải đi về qua đây.
Bụi gai lấp đường, mãng xà, hổ tha hồ ẩn nấp.
Khí độc đầy đồng, quỷ thần mặc sức tụ họp.
Từ thuở xa xưa, gió lạnh đã thổi bao đống xương trắng.
Chiến công của tướng nhà Hán có gì đáng khen!
Đến Ải Quỷ Môn Quan, để tìm lại di chứng chống giặc giữ nước từ ngàn xưa. Ải Quỷ môn quan là nơi chia cắt Nam Bắc, rừng thiêng nước độc tụ lại cả nơi đây. Cửa Ải này vốn đã có ghi lại trong sách sử rõ nét nhất là thời đại gắn liền với danh tướng của dân tộc, người có công tạo ra biết bao địa đồ và cách phòng thủ chống giặc tại biên giới ngăn chia với phương Bắc, Vị danh tướng Lý Thường Kiệt.

Đến thăm Quỷ Môn Quan để tìm thấy sự mưu lược của con người, tìm và nhận ra sự sắp đặt của con người để có được một dân tộc như hôm nay. Đến Quỷ Môn Quan để thấy tài ba của Lý Thường Kiệt bao lần ra trận gin giữ non sông. Tài ba của Lý Thường Kiệt là biết vận dụng con người và đất nước để làm nên cuộc cách mạng đời nọ nối đời kia chống giặc phương Bắc. Đến nơi này để thấy con người được hùng mạnh, tinh thần dân tộc ăn sâu vào tận căn cốt con người làm nên hùng thiêng của người Việt.
Non sông thế hiểm ác đã tạo nên một địa đồ chiến lược của một của ải gắn liền với chiến tranh, hồn ma quỷ dữ còn oán hờn. Chia cắt phương Bắc lạnh căm căm và phương Nam nóng ẩm khí ngùn ngụt.
Ải Chi Lăng – Ải Quỷ Môn Quan :


Quỷ Môn Quan năm ở tỉnh Lạng Sơn, đây vốn là một yếu lược yết hầu của trận mạc, là một thế trận thuận lợi cho phong thủ và mai phục. Về địa lý thi đây là một thung lũng hẹp giữa hai dãy núi, Phía đông là núi đất Bảo Đài – Thái Hoạ (Nghe hơi giống na ná tên của vị vua Bảo Đại, vị vua cuối cung của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cung tại Việt Nam), Phía tây là núi đá Kai Kinh dựng đứng, Có con sông Thương chảy dọc theo thung lũng. Xung quanh ải có các núi thấp như Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Cả hai phía đầu thung lũng được đóng lại bởi vòng cung núi đất phía tây và phía đông. Ngoài ra, còn một thế trận quan trọng khác có lẽ đã được dựng trước đây khá lâu để nhằm cản bước quân giặc phương Bắc là luỹ Hàm Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín lòng chảo Chi Lăng.
Thế sông núi thêm địa trận đã tạo nên một hoạ đồ trận bao vây sông núi làm nên một thành tự nhiên vô cùng hiểm ác. Nếu xét thêm tuyến binh bố trận theo cách của người xưa nhằm vào Ngũ hành thì có lẽ đây chính là Ải được xem là trọng yếu tạo nên yết hầu bảo vệ biên cương của người Việt. Ải Quỷ Môn Quan đúng theo tên gọi làm nên một Quan Ải quan trọng bậc nhất. Cũng giống như phòng thủ phía Nam có Ngõ Thề, có thể liên tưởng đến lời thề lời hịch của Người Việt quyết đánh giặc phương Bắc. Nó giống như lời thề sông núi kéo dài theo lịch sử đánh giặc giữ nước tới tận ngày nay. Tuyến phòng thủ này kéo dài qua các yếu hiểm tới tận Thăng Long. Một thế trận chiến tranh đã được dựng từ ngàn xưa nhằm bảo vệ Kinh đô và đất nước. Cho thấy đây là quan ải vô cùng quan trọng trong lịch sử nước Việt Nam.
Sự quan trọng trong lịch sử nước Việt Nam của ải Chi Lăng nên nó đã thành nơi linh thiêng vô cùng. Vì sự linh thiêng bảo vệ đất nước nên ải Chi Lăng có núi mặt quỷ có hinh thù kỳ quái giống như mặt quỷ nhưng lại được người dân lại coi đây là một vị thần che chở, bảo vệ dân làng khỏi địch hoạn, thiên tai; giúp dân làng ổn định làm ăn, cuộc sống no đủ. Xung quanh núi đá hình mặt quỷ còn nhiều câu chuyện thú vị khác.
Khi đến thăm ải Quỷ Môn Quan, thi bạn không thể bỏ qua việc thăm “Liễu Thăng Thạch”. Người dân nơi đây nói đây chính là xác Liễu Thăng bị chém đầu đã hoá thành đá. “Liễu Thăng Thạch” cũng là một minh chứng cho việc gìn giữ đất nước của dân tộc. Theo sử sách chép lại chủ tướng quân giặc Minh là Liễu Thăng bị quân đội nhà Lê chém đầu tại nơi này. Khi tới thăm Ải Quỷ Môn Quan bạn sẽ thấy không khí hào hùng gìn giữ đất nước như tụ về. Và “Liễu Thăng Thạch” la một di tích mà lịch sử có nhắc đến.
Quỷ Môn Quan ( Chi Lăng Ải ) quả là nơi dễ đến mà khó thể trở về : “Quỷ Môn Quan, thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Dịch nghĩa nôn na tức là, đi qua cửa ải Quỷ Môn, mười người đi thì chỉ có một người quay lại.
Hãy nhớ tới thăm đền quan trấn ải khi tới nơi đây, thì chắc chắn bạn đã có một chuyến đi hội tụ đầy ý nghĩa. Để tới Ải Quỷ Môn Quan con người sẽ thêm tinh thần yêu nước hơn.
Đền Quỷ môn (còn gọi là đền Quan trấn ải) là ngôi đền cổ nằm ở khu vực cửa ải phía Bắc của Chi Lăng thờ những người lính và vị quan trấn ải Thân Không tướng quân đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để bảo vệ đất nước. Nơi làm cho các hồn ma quỷ dữ ải bắc được yên ổn, một nơi linh thiêng cho các linh hồn được có chỗ yên nghỉ. Nó cũng là một tinh thần nhân đạo từ ngàn xưa.
Đến thăm Ải Quỷ Môn Quan, tìm và khám phá thiên nhiên đã hình thành tạo nên sông núi nước Việt như thế nào. Biết thêm về lịch sử và thăm đồng bào biên cương, hiểu rõ hơn mọi miền đất nước. Đến Ải Chi Lăng để thấy cuộc sống con ngươi thật muôn màu. Từ Con Người tới di tích thiên nhiên đã tạo nên một hoạ đồ như tranh, non xanh nước biếc hùng vĩ. Quỷ Môn Quan có sông có núi có lối đi về làm nên hào khí linh thiêng của bao nhiêu nghìn năm. Hãy đến để mang về lòng yêu nước, dân tộc và tạo tác con người oai hùng.
Nhắc đến Quỷ Môn Quan là nhắc đến những chiến công lừng lẫy chiến thắng quân xâm lược phương Bắc của cha ông ta: Năm 981, Lê Hoàn đánh tan quân Tống; năm 1077, Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Nguyên; năm 1285, Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Nguyên Mông; năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tiêu diệt quân xâm lược nhà Minh, chém chủ tướng Liễu Thăng cụt đầu.

Ải Chi Lăng là nơi ghi dấu bao lần thua trận của giặc xâm lược nước ta. Tiêu biểu là trận chiến Chi Lăng ngày 10 tháng 10 năm Đinh Mùi -1427, trận đánh vang dội đi vào lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc

Núi Mã Yên (còn gọi là núi Trăm Năm) là một ngọn núi nhỏ, đẹp, nằm giữa cánh đồng thôn Làng Cằng, xã Chi Lăng, có hai ngọn giống như một chiếc yên ngựa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, “Liễu Thăng bị giết chết ở sườn núi Mã Yên”

Núi Bãi Đầm có tên gọi khác là Núi Kỳ Lân, cùng với núi Mã Yên hình thành con đường độc đạo đi qua ải Chi Lăng. Địa thế hiểm trở đó đã tạo điều kiện cho các nghĩa quân của ta ngày xưa mai phục tiêu diệt địch một cách dễ dàng

Lũy Ải được hình thành bởi các dẫy núi/quả núi tự nhiên, đắp nối lại với nhau thành chiến lũy kết hợp với hào dưới chân. Đây là nơi mai phục, bố trí quân phòng thủ, ngăn không cho giặc đi qua